Cuộc sống hiện đại cứ lôi chúng ta vào vòng xoay cơm áo gạo tiền, vào công việc, và những bữa ăn nhanh… mà đôi khi làm chúng ta xao nhãng đi các bữa cơm gia đình mang tính truyền thống. Làm sao để gian bếp luôn đỏ lửa mỗi ngày và bữa cơm của mỗi gia đình sẽ ngon hơn?

thiet ke noi that phong bep

Các khảo sát gần đây cho thấy, nếu bạn muốn duy trì nét đẹp này, luôn tạo ra những bữa “cơm lành canh ngọt”, thì việc tạo ra một không gian gần gũi tại gian bếp cũng rất quan trọng. Không gian nội thất nhà bếp không chỉ tạo nên sự ấm cúng, sang trọng mà còn giúp các thành viên trong gia đình “xích lại” gần nhau hơn…

Các quy tắc chung của hình tam giác như sau

– Không có cạnh nào của tam giác lớn hơn 2,7m hay nhỏ hơn 1,2m.
– Cấu trúc hình tam giác không nên để việc đi lại trong nhà hay các kệ tủ chen vào.
– Chu vi cùa hình tam giác không nên lớn hơn 8m hoặc nhỏ hơn 3,6m

Thiết kế kiểu dáng tủ bếp và tam giác hiệu quả

 

Khu vực rửa (xanh da trời): Là khu vực quan trọng, cố gắng bố trí sao cho khu vực này gần tủ lạnh nhằm giúp cho việc lấy đồ ăn nhanh.
Khu vực nấu (màu hồng): Nên bố trí gần khu vực chậu rửa và vị trí làm việc chế biến.
Khu vực lưu trữ thực phẩm (xanh lá cây): Mục địch để lưu giữ, lưu trữ đủ lượng thức ăn cho gia đình, kể cả đồ khô và đồ cần giữ lạnh. Khu vực chế biến trên bàn bếp có thể gần khu vực này.

1. Thiết Kế Hình Chữ I

– Đây là kiểu dáng ứng dụng kém nhất về tam giác hiệu quả.
– Là lựa chọn thông dụng của những ngôi nhà có diện tích hẹp.
– Đối với kiểu này giải pháp hợp lý là: Lưu trữ – rửa – nấu.
Tiết kiệm không gian

Phong cách tao nhã và thân thiện

2. Thiết Kế Kiểu Hành Lang

Đây là kiểu được nhiều đầu bếp yêu thích.
– Ưu điểm:
+ Ứng dụng tam giác hiệu quả.
+ Có thể di chuyển xung quanh khu vực trung tâm bếp chỉ một vài bước chân.
– Nhược điểm:
+ Tủ cất giữ đồ bị hạn chế.
+ Người đi ngang qua lại vướng chân đầu bếp.

Là một thiết kế cổ điển và thuận lợi.

Tận dụng tối đa tam giác cơ bản trong bếp (tủ lạnh – bồn rửa – bếp nấu)

Thích hợp cho gia đình đông người

3. Thiết Kế Hình Bán Đảo

Đây là kiểu được nhiều đầu bếp yêu thích.
– Là kiểu bếp chữ I kết hợp với một bán đảo.
– Tạo ra một không gian mở, không gian bếp này kết hợp giữa bếp và bàn ăn.
– Cách sắp xếp này giúp gia đình bạn gần nhau hơn nhờ việc tạo khoảng không gian chung nhiều hơn.

Mẫu tủ bếp có bàn đảo cao cấp với tông màu trắng
Mẫu tủ bếp có bàn đảo cao cấp với tông màu cà phê

Bếp đảo có không gian lưu trữ rất rộng

4. Thiết kế Hình Chữ U

– Ứng dụng cho không gian nhà bệp rộng.
– Nhiều không gian lưu trữ, sắp đặt mọi thứ thật dễ dàng.
– Nếu hình chữ “U” đủ lớn, bạn có thể đặt thêm bàn bếp đảo ở trung tâm.

Cách sắp xếp này khiến công việc nấu ăn thuận lợi bởi nó giữ nguyên thiết kế tam giác cơ bản

Phần đáy chữ U cũng tạo không gian thoải mái cho việc lắp thêm tủ bếp

Một vế chữ U có thể tận dụng làm bàn ăn

5. Thiết Kế Hình Chữ L

– Là một trong những dạng thiết kế phổ biến nhất.
– Tránh tình trạng xen ngang giữa việc đi lại trong nhà và làm bếp.
– Bằng cách nối dài thêm phần L, bạn sẽ có thêm nơi lưu giữ đồ và không gian thực hiện công việc nấu nướng.

Không gian phòng bếp đặt gần cửa sổ giúp tủ bếp thoáng mát và kháng khuẩn tốt hơn

Với tông màu trắng làm chủ đạo, thiết kế mang lại sự tinh tế cho căn bếp của bạn

Với tông màu nâu kết hợp hài hòa với nội thất tủ bếp, tạo nên một căn bếp sang trọng

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SBL

Địa chỉ cơ sở 1: 355 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng
Địa chỉ cơ sở 2: Số 2 Trà Khê, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh
Điện thoại : 0944 235 679
Hotline : 0938 192 555 (Mr Mộc)
Email : [email protected]
Website : https://sbl.vn